Bạn đang có ý định vay tiền để xây nhà, kinh doanh,… nhưng không biết nên vay thế chấp hay vay tín chấp, cách vay như thế nào? Hãy xem ngay bài viết này để biết vay thế chấp là gì và những thông tin liên quan giúp bạn lựa chọn được nên vay thế chấp hay vay tín chấp.
Bạn đang xem bài viết: Vay thế chấp là gì?
Mục lục
Vay thế chấp là gì?
Vay thế chấp là hình thức cho vay có đảm bảo tài sản, ví dụ: cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng nhà đất hay bằng chính ô tô mua, cho vay tiêu dùng cá nhân thế chấp sổ tiết kiệm… (trích nguồn: Wikipedia).

Thông thường vay thế chấp được áp dụng với các khoản vay lớn, và có lãi suất thấp hơn so với vay tín chấp. Tài sản thế chấp thường là bất động sản như đất đai, nhà ở, hay xe ô tô,… những tài sản có giá trị cao.
Tài sản khi mang ra thế chấp vẫn thuộc quyền sở hữu của người vay, nhưng ngân hàng sẽ giữ giấy tờ liên quan và nếu người vay không có thể tiếp tục trả được nợ thì phải chuyển tài sản cho ngân hàng để thanh lý trừ nợ.
Có nên vay thế chấp không?
Ngày nay, việc vay vốn ngân hàng được nhiều người xem là hình thức quản lý tài sản, “làm chủ túi tiền” một cách thông minh. Sở dĩ, ý kiến này được nhiều người tán thành là vì:
- Khi vay thế chấp, bạn có thể vay được số tiền lớn với lãi suất hợp lý. Các ngân hàng thường xuyên có các chương trình ưu đãi cho khách hàng có nhu cầu vay vốn.
- Thay vì sử dụng toàn bộ số tiền dành dụm để xây nhà, kinh doanh,… bạn có thể vay vốn ngân hàng có thế chấp tài sản và sử dụng số tiền để dành cho việc kinh doanh, hoặc đầu tư sinh lời khác.
- Tùy vào loại tài sản đảm bảo của bạn, ngân hàng thường sẽ chấp nhận cho bạn vay với số tiền tương ứng lên đến từ 70% đến 95% giá trị thực của tài sản.
- Thời hạn vay có tài sản đảm bảo thường rất dài, lên đến 35 năm.
- …

Với những lý do trên, có thể thấy vay có thế chấp là hình thức vay vốn ngân hàng với khá nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, bên cạnh đó hình thức vay này cũng có một số nhược điểm mà bạn cần chú ý sau:
- Bạn phải có tài sản có giá trị lớn để đăng ký thế chấp với ngân hàng.
- Thủ tục vay vốn có thế chấp thường khá phức tạp, ngân hàng sẽ cần phải khảo sát và định giá tài sản của bạn. Bên cạnh đó, thời gian được giải ngân cũng dài hơn và chia làm nhiều đợt.
- Bạn sẽ có thể mất tài sản đảm bảo nếu không thực hiện đúng các khoản thanh toán khoản vay.
So sánh vay thế chấp và vay tín chấp
Để giúp bạn dễ dàng chọn lựa giữa 2 hình thức vay vốn thông dụng này, mình sẽ điểm qua 1 vài tiêu chí mà chúng ta thường sẽ quan tâm khi có nhu cầu vay vốn:
Vay thế chấp | Vay tín chấp | |
Thủ tục vay | phức tạp | đơn giản, có thể vay online |
Điều kiện vay | có tài sản đảm bảo giá trị cao | có cmnd, bảng lương, cavet xe,… |
Số tiền được vay | lớn, phụ thuộc vào tài sản thế chấp | ít, tùy vào khả năng chi trả của người vay (thường chỉ dưới 100 triệu) |
Thời gian giải ngân | chậm, có thể giải ngân nhiều lần | nhanh, trong ngày |
Thời hạn vay | dài lên đến 35 năm | thường từ 1 tháng đến 5 năm |
Nên lựa chọn vay thế chấp hay vay tín chấp?
Với những thông tin so sánh 2 hình thức vay vốn trên, có lẽ bạn cũng đã phần nào có được câu trả lời cho câu hỏi “Nên vay thế chấp hay vay tín chấp?”. Mình sẽ tóm gọn câu trả lời lại như sau:

- Nên vay thế chấp khi: bạn cần khoản tiền lớn, cần vay lãi suất thấp, có tài sản đảm bảo và có khả năng thanh toán khoản vay đầy đủ.
- Nên vay tín chấp khi: bạn cần vay để sinh hoạt, số lượng tiền ít, không có tài sản đảm bảo và có khả năng thanh toán khoản vay với lãi suất khá cao và thời hạn từ 1 tháng đến 5 năm.
Nên vay thế chấp ngân hàng nào?
Bất kỳ hình thức vay vốn nào, khi muốn tham gia bạn đều cần tìm hiểu kỹ càng về tổ chức, ngân hàng cho vay. Dưới đây là một số ngân hàng lớn, uy tín ở Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:

Thông qua bảng so sánh lãi suất, và tỉ lệ cho vay ở trên, bạn có thể thấy các ngân hàng có lãi suất thấp nhất hiện nay là Techcombank, TPBank, Vietinbank với mức lãi suất chỉ dao động từ 6.7% đến 7%.
Lưu ý: Các thông tin bên trong bảng so sánh chỉ đúng tại thời điểm bài viết được đăng tải. Lãi suất và các chính sách của ngân hàng có thể sẽ thay đổi tùy theo thời điểm. Bạn nên liên hệ trực tiếp với nhân viên ngân hàng để được tư vấn cụ thể.
Kết luận
Trên đây là chia sẻ về Vay Thế Chấp, và những thông tin liên quan đến hình thức vay vốn ngân hàng này. Mong rằng với các thông tin mà Tư Vấn Tài Chính 247 đã trình bày trong bài viết, bạn sẽ có thể dễ dàng tự trả lời câu hỏi “Vay thế chấp là gì? Nên lựa chọn vay thế chấp hay vay tín chấp“